3 mô hình thương mại điện tử điển hình ở Việt Nam 2020

B2B là cách viết tắt của cụm từ “business to business”, dùng để chỉ mô hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, B2B chiếm từ 80 - 90% quy mô thương mại điện tử toàn cầu.

Mô hình thương mại điện tử B2B mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, trong đó, dễ thấy nhất là tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường, đồng thời làm tăng khả năng kết nối, hợp tác giữa nhiều đơn vị. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành chào hàng, tìm kiếm đối tác, tham khảo giá cả, thỏa thuận, ký kết hợp đồng và thanh toán trên các sàn thương mại điện tử hoặc kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Tận dụng tốt những ưu thế của thương mại điện tử, B2B đã trở thành mô hình chủ chốt trong hoạt động kinh doanh quốc tế, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt vươn tới thị trường nước ngoài. 

Ví dụ: eiindustrial , fact depot, ...

Trên thực tế, ta có 4 mô hình B2B thường gặp, đó là:

  • Mô hình B2B thiên về bên mua: Mô hình này có mức độ phổ biến khá lớn ở Việt Nam. Một công ty sẽ xây dựng trang thương mại điện tử và cung cấp sản phẩm, dịch vụ số lượng vừa và lớn cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị bán lẻ.

  • Mô hình B2B thiên về bên bán: Các đơn vị kinh doanh tiến hành tìm kiếm đối tác sản xuất thông qua website. Trên cơ sở đó, những doanh nghiệp có khả năng trở thành nguồn hàng sẽ truy cập và báo giá.

  • Mô hình B2B dạng trung gian: Đây là một mô hình quen thuộc ở Việt Nam, hoạt động dưới hình thức các sàn giao dịch, như: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki... Nếu có nhu cầu bán hàng, doanh nghiệp có thể đăng thông tin sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian. Người tiêu dùng sẽ đặt hàng dưới sự bảo trợ về quyền lợi của kênh trung gian.

  • Mô hình B2B thương mại hợp tác: Mô hình này khá tương đồng với mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên, trang thương mại điện tử sẽ thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn, như các chợ điện tử, cộng đồng thương mại...

  • B2B business to business


Mô hình B2C

B2C là viết tắt của cụm từ “business to customer”, được hiểu là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng - những cá nhân mua hàng để tiêu dùng và không phát sinh thêm giao dịch sau đó.

So với B2B, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy B2C quen thuộc hơn nhiều. Nó biểu hiện qua những giao dịch thường ngày mà bạn có thể tham gia như một chủ thể. Ví dụ, khi đặt mua sách từ trang web của nhà xuất bản, bạn đã trở thành khách hàng trong mối quan hệ B2C. Bên cạnh đó, do giá trị đơn hàng không quá lớn, quá trình thỏa thuận, đàm phán và thanh toán trong các giao dịch B2C sẽ diễn ra khá nhanh chóng.

Để kinh doanh thương mại điện tử theo mô hình này, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng kênh bán hàng trực tuyến dưới dạng website hoặc fanpage. Ngoài ra, công ty cũng có thể đăng ký làm nhà cung cấp trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki…

Chiếm tỉ trọng nhỏ trong quy mô thương mại điện tử (chỉ khoảng 10%) nhưng mô hình B2C lại có phạm vi ảnh hưởng rộng, bởi nó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Trong khi doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí cho mặt bằng và quản lý, người tiêu dùng lại có được trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng.

Mô hình C2C

Viết tắt từ cụm từ “consumer to consumer”, C2C là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân người tiêu dùng. Sở hữu phạm vi ảnh hưởng không lớn nhưng C2C chính là yếu tố tạo nên sự đa dạng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành người bán hàng bằng cách tự xây dựng website sản phẩm, dịch vụ hoặc tham gia vào các sàn giao dịch có sẵn. Hiện nay, loại hình C2C ở Việt Nam đang có những bước phát triển ấn tượng với sự góp mặt của các trang thương mại điện tử lớn như: Lazada, Shopee, Sendo… Ngoài ra, các giao dịch C2C có thể diễn ra ở nhiều website đấu giá trực tuyến hoặc trang rao vặt khác.

Ngoài 3 mô hình kể trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về B2G (business to government). Đây là mô hình thương mại điện tử gắn liền với mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong giao dịch mua bán công. B2G hiện chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.


Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thương mại điện tử và logistics

Cơ hội phát triển của thương mại điện tử B2B

tìm hiểu nước rửa tay dùng cho công nghiệp